Saturday, April 12, 2014

Khánh Ly về Hà Nội biểu diễn: Báo chí và dư luận

BBT: Đọc bài dưới đây, chúng ta thấy rõ rằng những kẻ rêu rao “Cọng Sản đâu còn nữa để mà chống” là những thằng mù, vì chúng vẫn không thấy được sự độc tài đảng trị của bọn Việt Cọng trên khắp các lãnh vực, kể cả văn nghệ, chúng vẫn khư khư bảo vệ cái hư danh thối tha của chúng chứ không hề mở cửa đón nhận sự đổi mới tư tưởng ! Cọng Sản vẫn còn sờ sờ ra đó, chúng không thề thay đổi và chúng đang chờ đợi bị đào thải !

Khánh Ly về Hà Nội biểu diễn: Báo chí và dư luận
Cali Today News - Không nhiều những ca sỹ hải ngoại nổi danh ở miền Nam trước năm 1975, sau đó ra hải ngoại rồi về lại Việt Nam biểu diễn lại được loan tải rộng rãi trên các cơ quan truyền thông như ca sỹ Khánh Ly. Điều hiếm hoi này đã phần nào cho thấy sự quan tâm của công chúng đối với ca sỹ này. Bên cạnh đó cũng nói lên được tầm cỡ của ca sỹ Khánh Ly trong lòng giới hâm mộ tại Việt Nam. Và cũng chính vì sự ái mộ của đông đảo quần chúng mà chính quyền đã phải dè dặt khi cho Khánh Ly về hát ở Việt Nam. Hầu như trên tất cả các tờ báo đều đăng tin việc Khánh Ly sẽ hát ở Hà Nội một đêm duy nhất vào ngày 9/5/2014.
Có những cuộc trở về…
Có những lần tưởng chừng như Khánh Ly sẽ được bước lên sân khấu, cất tiếng hát của mình với khán giả trong nước. Đó là những lần vào năm 2005 và 2012 nhưng cuối cùng ca sỹ này đành lỗi hẹn với người hâm mộ. Những bài viết đả phá đăng đầy trên những tờ báo trong nước đã chặn ngang lối lên sân khấu.

Cho dù người viết là ai thì mục đích của việc này đều rõ ràng: Họ nhận lệnh từ An ninh văn hóa, Ban Tuyên giáo viết để cấm cản không cho Khánh Ly được hát cho khán-thính giả của mình. Song, lần này thì khác.

Cho tới thời điểm này, trên các tờ báo quốc nội vẫn chưa thấy bài báo nào đả phá việc trở về của Khánh Ly. Qua đó cho thấy phần nào chính quyền đã “thuận tình” cho Khánh Ly trở lại sân khấu trong nước, nơi bà đã xa cách gần 40 năm.



Ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Huế năm 1967. Photo courtesy: nguoinoitieng.
Không phải chỉ riêng mình Khánh Ly mới gặp phải rắc rối từ phía chính quyền Việt Nam, mà những ca-nhạc sỹ nổi danh ở miền Nam trước 1975 hầu như đều phải chịu sự trả thù. Cho đến nay, những nhạc phẩm của Hoàng Thi Thơ, Vũ Thành An, Trần Thiện Thanh đều bị cấm trình diễn trên tất cả các sân khấu ở quốc nội, cho dù những người này hầu như đã chết hoặc đã đi tu, không còn dính líu gì đến văn nghệ hay chính trị.
Vào năm 2005, khi nhạc sỹ Phạm Duy chính thức định cư ở Việt Nam sau 30 năm xa quê hương, trên những tờ báo trong nước tất thảy đều có những bài viết ca ngợi việc trở về này. Họ xem ông như cánh chim tha hương nay lại hồi cố quốc. Những người Cộng sản đã lấy được điểm trong việc “chiêu dụ” nhạc sỹ này trở về như là phần nào nói lên cái tinh thần “hòa hợp hòa giải”. Họ đã lợi dụng sự ham muốn trở về với quê hương, lá rụng về cội của một người gần đất xa trời để biến ông thành con bài trong chính sách chiêu dụ Việt kiều. Và từng ấy thời gian, giới mộ điệu được thưởng thức một số nhạc phẩm của ông trên sân khấu trong những liveshow tầm cỡ. Bên cạnh đó, một số sách của ông cũng được in ấn bán tại Việt Nam.

Nhưng, cứ như câu nói để đời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng Sản làm”. Mãi cho đến tận bây giờ, chính quyền Việt Nam mới cấp giấy phép cho hơn 200 ca khúc trong tổng số hơn 1000 ca khúc của nhạc sỹ Phạm Duy. Hay ngay cả khi lúc ông còn tại thế có những show ca nhạc có sự tham gia của Phạm Duy băng-rôn cũng không được đề tên ông. Hay tuyệt nhiên trên những tờ báo mang nặng định hướng chính trị, như: Báo Công an Sài Gòn, Báo Sài Gòn Giải Phóng tuyệt nhiên không hề có tên ông một khi có sự kiện âm nhạc nào mà Phạm Duy tham gia.

Cũng là một sự trở về khác, nhưng là của một ca sỹ, là Chế Linh, đã làm tiêu tốn không ít bút mực của báo chí trong nước. Sự kiện ông bị rút giấy phép trình diễn ở Hà Nội đã phần nào cho thấy chính quyền chưa thực sự hoan nghênh những ca-nhạc sỹ nổi danh ở hải ngoại mang nặng lý tưởng chống cộng trở về Việt Nam trình diễn. Người chủ bầu show của sự kiện đó đã phải tổn thất về mặt kinh tế nặng nề. Và ngay cả ca sỹ Chế Linh phải nhập viện vì bị shock.

Vì sao Khánh Ly không được diễn ở Sài Gòn?
Trên không gian mạng, những bình luận chống đối việc trở về ca hát tại Hà Nội nhiều hơn là ủng hộ. Đó là một điều đáng thương cảm đối với người nghệ sỹ đã ở tuổi 70, ở cái tuổi mà bất cứ nghệ sỹ nào cũng đều mong muốn được hát trong một khán phòng đầy ắp người nghe, được hát như là lời cảm tạ mà những khán-thính giả trong nước đã yêu thương dành tặng cho bà ngay cả khi bà đã rời khỏi sân khấu trong nước gần 40 năm.

Vì sao bà không hát ở Sài Gòn mà lại là Hà Nội? Đó là một câu hỏi được rất nhiều người đưa ra cũng như muốn biết nhất xoay quanh việc ca sỹ Khánh Ly trở về Việt Nam. Trong khi chính Sài Gòn đã đưa danh tiếng của Khánh Ly lên hàng đầu, cũng chính Sài Gòn mới chính là một trời kỷ niệm của ca sỹ này.

Trước Khánh Ly, ca sỹ Chế Linh cũng gặp phải trường hợp tương tự. Chế Linh có thể hát ở Hà Nội, ở Hải Dương, ở Huế, ở Đà Nẵng nhưng tuyệt nhiên ông không được phép hát ở Sài Gòn. Chính vì thế mà trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông thổ lộ “Tôi khát khao được hát ở Sài Gòn”.

Trong con mắt của những cán bộ văn hóa của chính quyền Cộng Sản, thì những người như Khánh Ly, Chế Linh cần phải dè chừng. Ở họ có một quá khứ chống Cộng sôi nổi, nhiệt tình. Thì với việc cho họ được hát ở các tỉnh thành khác đã là điều chẳng đặng đừng. Trong khi đó, Sài Gòn, thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa thì việc cho những người như vậy thỏa sức “tung hoành” ngay tại Sài Gòn chẳng khác nào gợi nhắc cho dân chúng Sài Gòn và cả miền Nam nhớ lại thời hào hùng của chế độ cũ. Gợi lại cho họ những âm vang của ngày tháng huy hoàng, khơi dậy lại tinh thần chống Cộng của người dân miền Nam.

Phần nào tương đồng với suy nghĩ đó, trên Facebook của nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng, việc ca sỹ Khánh Ly không được hát ở Sài Gòn phần nào là do sự “thù vặt” của những nhạc sỹ-cán bộ văn hóa, trong đó có một số nhạc sỹ “Việt cộng nằm vùng” hồi trước năm 1975 như: Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập…

“Phong trào “hát cho đồng bào tôi nghe” và du ca là hai lực lượng văn nghệ đối lập nhau. Cùng ở Sài Gòn trước 1975 và có lịch sử nhiều ân oán. Những ân oán đó kéo dài đến tận ngày hôm nay. Các nhạc sỹ như Trần Long Ẩn, Tôn Thất Lập hiện là chức sắc âm nhạc mãi mãi không thôi ghi sổ nợ Phạm Duy và Khánh Ly những người có ảnh hưởng lớn ở Sài Gòn” như lời góp thêm của nhà thơ Đỗ Trung Quân.

Có một điều chắc chắn rằng, có lần đầu thì sẽ có lần sau. Nếu ca sỹ Khánh Ly vẫn còn đủ sức khỏe thì bà ấy sẽ còn tái ngộ với người hâm mộ mình trong những lần tới. Việc bà chỉ được phép hát ở Hà Nội phần nào như một chương trình “tổng duyệt”, xem xét thái độ, những nhạc phẩm mà Khánh Ly thể hiện trên sân khấu, hay cách mà ca sỹ này nói với công chúng. Những lần sau tái ngộ cùng khán giả Việt Nam có thể là Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng hay bất cứ tỉnh thành miền Bắc, miền Trung nào. Nhưng Sài Gòn thì chưa chắc như một tiết lộ của một cán bộ tuyên giáo gộc ở Sài Gòn trong trường hợp ca sỹ Chế Linh: “Nếu để Chế Linh hát tại nhà hát Hòa Bình thì đừng nhìn mặt tôi” .

Sau Chế Linh, số phận của Khánh Ly vẫn quay cuồng tít mù của dòng đời văn nghệ và chính trị của đất nước!

Người Quan Sát

0 comments:

Powered By Blogger